Web 3.0 là gì? Làm sao để trở thành Web3 Developer?
Chúng ta đã đi qua 2 cuộc cách mạng thông tin của Web 1.0 và Web 2.0. Tương lai tiếp theo của internet có thể sẽ là sự bùng nổ của kỷ nguyên Web 3.0.
Web 3.0 là công nghệ internet mới nhất. Nó tận dụng sức mạnh của machine learning, trí tuệ nhân tạo và blockchain để đạt được sự giao tiếp trên môi trường internet giống với thế giới thực nhất có thể.
Web 3.0 sẽ là xu hướng tất yếu trong tương lai. Và lĩnh vực lập trình Web3 vẫn còn là một mảnh đất màu mỡ, nhiều cơ hội cho những ai yêu thích công nghệ mới này.
Bài viết sẽ giúp bạn hiểu tất tần tật về Web 3.0 và cách để có thể trở thành một Web3 Developer.
Bạn đã sẵn sàng chưa? Cùng bắt đầu thôi!
Web 3.0 là gì?
Web 3.0 là giai đoạn thứ 3 của sự phát triển các trang web trên internet. Trong đó, Web 3.0 kết nối với dữ liệu theo cách phi tập trung nhằm cung cấp trải nghiệm người dùng nhanh hơn và được cá nhân hóa hơn.
Web 3.0 được xây dựng bằng trí tuệ nhân tạo, máy học, semantic web và sử dụng hệ thống blockchain để giữ thông tin của bạn được an toàn.
Mọi phần mềm, trang web và cơ sở dữ liệu trên Internet ngày nay đều thuộc sở hữu của ai đó hoặc một công ty nào đó. Chúng được lưu trữ trên máy chủ hoặc trên cloud.
Ngược lại, Web 3.0 có tính chất phi tập trung. Do đó, khi bạn tạo các ứng dụng Web 3.0 tức là bạn đang thực hiện trên một blockchain mà mọi người đều có thể truy cập cùng một lúc.
Web 3.0, dựa trên công nghệ blockchain, là Internet phi tập trung của tương lai. Internet sẽ được quản lý bởi AI và thuật toán máy học cho nên sẽ không có sự kiểm soát từ một vị trí trung tâm.
Các thuộc tính của Web 3.0
Hãy xem xét bốn thuộc tính của Web 3.0 để hiểu rõ hơn về nó nhé!
Semantic web
Semantic web là một thành phần quan trọng của Web 3.0. Cụm từ này được Tim Berners-Lee đặt ra để mô tả một mạng lưới dữ liệu mà máy móc có thể phân tích được.
Semantic web sẽ hỗ trợ cho việc dạy máy tính hiểu được ý nghĩa của dữ liệu tốt hơn thông qua các trường hợp sử dụng trong thực tế.
3D graphics
Web 3.0 sẽ biến đổi tương lai của Internet khi nó phát triển từ một trang web 2D đơn giản thành một thế giới mạng 3D giống với thực tế hơn.
Các trang Web3 của các lĩnh vực như thương mại điện tử, trò chơi trực tuyến và thị trường bất động sản sẽ sử dụng đáng kể các thiết kế 3D này.
Trí tuệ nhân tạo
Các trang web sẽ có thể lọc và cung cấp các sự kiện tốt nhất cho người dùng nhờ trí tuệ nhân tạo.
Trong kỷ nguyên Web 2.0 hiện tại, các tổ chức đã bắt đầu thu thập phản hồi của khách hàng để hiểu rõ hơn về chất lượng của sản phẩm.
Tuy nhiên sẽ có sai sót khi một nhóm người cố tình đưa ra các phản hồi sai. Lúc này trí tuệ nhân tạo có thể học cách phân biệt giữa dữ liệu tốt và xấu và cung cấp cho chúng ta thông tin đáng tin cậy nhất có thể.
Tính phổ cập
Với sự tiến bộ của các thiết bị di động và kết nối internet, trải nghiệm Web 3.0 sẽ có thể truy cập được ở mọi nơi, bất cứ lúc nào.
Sự khác nhau giữa Web 1.0, Web 2.0 và Web 3.0
Trước khi đi sâu về Web 3.0 thì chúng ta sẽ tìm hiểu xem tại sao lại xuất hiện Web 3.0 thông qua quá trình hình thành của nó từ Web 1.0, Web 2.0 nhé!
Quá trình phát triển của Web - Web 1.0, Web 2.0 Web 3.0
Web 1.0 (1989-2005)
Tim Berners-Lee đã phát minh ra World Wide Web vào năm 1989 trong khi ông vẫn còn làm việc tại CERN.
Web 1.0 là read-only web. Mục đích chỉnh của Web 1.0 đó chính là để tìm thông tin. Mọi người chỉ có thể đọc mà không thể tương tác gì khác.
Các công nghệ chính của Web 1.0 bao gồm:
- HTML (HyperText Markup Language)
- HTTP (HyperText Transfer Protocol)
- URL (Uniform Resource Locator)
Web 2.0 (1999-2012)
Darcy Dinucci lần đầu tiên đặt ra thuật ngữ "Web 2.0" vào năm 1999 trong bài viết của cô "Fragmented Future".
Tuy nhiên, sau đó, thuật ngữ này được phổ biến hơn nhờ Tim O'Reilly và Dale Dougherty vào cuối năm 2004.
Mọi người bắt đầu tương tác trực tuyến trong các forum, tạo nội dung mà các user khác có thể truy cập, thích, bình luận hoặc chia sẻ. Chế độ read-only đã trở nên lỗi thời và Web 2.0 hiện được quảng bá như một nền tảng để tương tác.
Những đổi mới cốt lỗi của Web2.0:
- Mobile
- Social
- Cloud
Cuối cùng, Web 2.0 trở nên lỗi thời hơn vào cuối năm 2012 và mọi người bắt đầu nhận thức được Web 3.0.
Hầu hết các dịch vụ mà các bạn đang sử dụng đều bị chi phối bởi các gã khổng lồ như Google, Facebook, Microsoft và Amazon, điều đó đã dấy lên một số khiếu nại.
Người dùng bị quản lý hạn chế về việc sử dụng dữ liệu của họ và điều này đã đưa ra nhiều cáo buộc chống lại các tập đoàn trị giá hàng tỷ đô la này.
Các cáo buộc nói rằng các doanh nghiệp đang đối xử với người dùng một cách không công bằng, tận dụng dữ liệu của họ và đưa ra mối đe dọa nghiêm trọng về dân chủ và tự do ngôn luận.
Đó là lý do tại sao nhiều chuyên gia Blockchain xem Web 3.0 như một phiên bản an toàn hơn.
Web 3.0 (2006-ongoing)
Năm 2006, thuật ngữ Web 3.0 được đặt ra bởi John Markoff, một phóng viên của tờ New York Times.
Theo nhiều cách, Web 3.0 là sự trở lại với khái niệm Semantic Web ban đầu của Berners-Lee, trong đó web 3.0 không cần sự chấp thuận của cơ quan trung ương và không có nút kiểm soát trung tâm nào tồn tại cả.
Các layers của Web 3.0:
- edge computing
- decentralization
- artificial intelligence & machine learning
- blockchain
Web 3.0 hoạt động như thế nào?
Ý tưởng đằng sau Web 3.0 là làm cho các tìm kiếm trên internet nhanh hơn, dễ dàng hơn và hiệu quả hơn kể cả các câu tìm kiếm phức tạp.
Với Web 2.0, người dùng tương tác với frontend, rồi frontend sẽ giao tiếp với phía backend, backend tiếp tục giao tiếp với database của chính nó. Toàn bộ code được lưu trữ trên các servers tập trung. Các thông tin sẽ được gửi cho người dùng thông qua trình duyệt internet.
Web 3.0 không có database tập trung cũng như không có web servers tập trung. Thay vào đó, Web 3.0 có blockchain để xây dựng các dữ liệu của ứng dụng theo một cách phi tập trung và được duy trì bởi các nodes ẩn danh trên web.
Logic của các ứng dụng được xác định trong các smart contract. Dưới đây là một hình mô tả hoạt động của ứng dụng Web 3.0:
Web 3.0 hoạt động như thế nào?
Web 3.0 Architecture
Có bốn yếu tố chính trong kiến trúc tạo nên Web 3.0:
Ethereum Blockchain - Đây là những state machine có thể truy cập toàn cầu được duy trì bởi một peer-to-peer network của các node. Bất cứ ai trên thế giới đều có thể truy cập vào state machine và viết lên đó.
Về cơ bản, nó không thuộc sở hữu của bất kỳ thực thể nào, mà thay vào đó, nó thuộc sở hữu bởi tất cả mọi người trong network. Người dùng có thể ghi vào blockchain Ethereum, nhưng họ không bao giờ có thể cập nhật dữ liệu hiện có.
Smart Contracts - Đây là những chương trình chạy trên blockchain Ethereum. Chúng được viết bởi các app developer bằng các ngôn ngữ cấp cao, chẳng hạn như Solidity hoặc Vyper.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Solidity thông qua bài viết của 200Lab nhé!
Ethereum Virtual Machine (EVM) - Mục đích của các máy ảo này là thực hiện logic được xác định trong các smart contract. Chúng xử lý các thay đổi state diễn ra trên state machine.
Front End – Giống như những ứng dụng khác, front-end xác định UI logic. Tuy nhiên, nó cũng kết nối với các smart contract để xác định application logic.
Ưu điểm của Web 3.0
Web 3.0 sẽ làm cho Web trở nên thông minh hơn, an toàn và minh bạch. Điều đó dẫn đến việc trải nghiệm duyệt web của chúng ta sẽ hiệu quả hơn hơn rất nhiều so với trước đây.
Dưới đây là những ưu điểm nổi bật của web 3.0:
Quyền riêng tư và kiểm soát dữ liệu
Thông tin của người dùng cuối sẽ được mã hóa dữ liệu để bảo vệ và không bị tiết lộ ra cho các bên khác sử dụng.
Việc mã hóa sẽ không thể nào bị phá vỡ trong mọi trường hợp. Điều này sẽ ngăn chặn các tổ chức lớn như Google và Apple kiểm soát hoặc sử dụng thông tin cá nhân của người dùng vì lợi ích của chính họ.
Do đó, người dùng sẽ có đầy đủ quyền sở hữu và quyền riêng tư thông tin của chính họ.
Dịch vụ ít bị trì truệ hơn
Việc lưu trữ dữ liệu phân tán sẽ đảm bảo rằng dữ liệu sẽ được user truy cập trong bất cứ tình huống nào. User sẽ được nhận nhiều bản backup, điều này khá là có lợi trong những tình huống server bị lỗi.
Ngoài ra, các tổ chức hay chính quyền không thể có quyền dừng bất kỳ dịch vụ và trang web nào cả. Do đó, khả năng đình chỉ tài khoản và từ chối các dịch vụ phân tán sẽ giảm rất nhiều.
Tính minh bạch cao
Tất cả người dùng cuối trên nền tảng blockchain đều có thể tracking data của họ và cũng như có thể inspect code từ nền tảng đó.
Điều này có nghĩa là tất cả dữ liệu, giao dịch đều có thể truy vết và không thể thay đổi. Do đó, web3 có thể giải quyết được vấn đề về sự tin tưởng mà không cần có thêm bên trung gian.
Dễ dàng truy cập vào dữ liệu
Dữ liệu sẽ có thể truy cập từ bất cứ đâu và từ bất kỳ thiết bị nào.
Web 3.0 sẽ tiếp tục mở rộng quy mô của sự tương tác. Việc thanh toán nhanh chóng hơn, các luồng thông tin phong phú hơn, truyền dữ liệu đáng tin cậy hơn.
Điều này sẽ xảy ra bởi vì Web3 sẽ cho phép chúng ta tương tác với bất kỳ máy nào mà không cần thông qua các trung gian tính phí.
Một Profile cho tất cả các platform
Với Web 3.0, người dùng không cần tạo profile cá nhân riêng cho từng nền tảng khác nhau. Một profile duy nhất sẽ hoạt động trên bất kỳ nền tảng nào và người dùng sẽ có quyền sở hữu đầy đủ toàn bộ thông tin của họ.
Không có bất kỳ công ty nào có thể truy cập vào data của người dùng. Tuy nhiên, người dùng có thể lựa chọn bán data của họ cho việc quảng cáo và các thương hiệu.
Tăng cường việc xử lý dữ liệu
Web 3.0 sử dụng trí thông minh nhân tạo để lọc ra thông tin có giá trị từ một lượng lớn dữ liệu. Vậy nên việc xử lý dữ liệu sẽ hiệu quả hơn và cung cấp giá trị chính xác cho nhu cầu của người dùng.
Nhược điểm của Web 3.0
Ngoài ra còn có một số thách thức liên quan đến việc thực hiện Web 3.0. Các vấn đề quản lý dữ liệu và quản trị uy tín cá nhân sẽ trở nên quan trọng hơn bao giờ hết.
Dưới đây là những thách thức hàng đầu liên quan đến việc thực hiện và sử dụng Web3:
Yêu cầu các thiết bị nâng cao
Máy tính có cấu hình thấp sẽ không có khả năng tận dụng được những lợi ích từ Web 3.0.
Cấu hình của các thiết bị sẽ cần được nâng cấp để cho công nghệ này có thể tiếp cận được với nhiều người trên toàn cầu.
Với tình hình hiện tại, chỉ có một số ít người có đủ khả năng để có thể truy cập Web 3.0.
Các trang web 1.0 sẽ trở nên lỗi thời
Nếu Web 3.0 trở nên phổ biến, bất kỳ trang web nào dựa trên công nghệ Web 1.0 sẽ trở nên lỗi thời.
Công nghệ cũ không có khả năng cập nhật để phù hợp với các tính năng mới.
Điều này có nghĩa là những trang web đó sẽ lỗi thời hơn và do đó mất đi lợi thế cạnh tranh so với các trang web mới.
Chưa sẵn sàng cho việc áp dụng rộng rãi
Công nghệ Web3 thông minh hơn, hiệu quả và dễ tiếp cận.
Tuy nhiên, công nghệ chưa hoàn toàn sẵn sàng cho việc áp dụng rộng rãi.
Còn rất nhiều công việc cần phải chuẩn bị như là sự tiến bộ của công nghệ, những đạo luật về quyền riêng tư và việc sử dụng dữ liệu để đáp ứng nhu cầu của người dùng.
Nhu cầu về việc quản trị uy tín sẽ tăng
Với sự dễ dàng truy cập thông tin của người dùng và ít ẩn danh hơn thông qua Web 3.0, việc quản trị uy tín sẽ trở thành một vấn đề đáng quan tâm hơn bao giờ hết.
Nói cách khác, các thương hiệu và công ty sẽ cần quản trị tên thương hiệu, sự uy tín và hình ảnh trực tuyến của họ.
Web 3.0 khá là phức tạp đối với người mới
Web 3.0 là một công nghệ tương đối khó hiểu đối với những người dùng mới. Đây cũng là một rào cản khiến họ ngần ngại khi sử dụng nó.
Web 3.0 là sự kết hợp của các công cụ web thế hệ cũ với các công nghệ tiên tiến, chẳng hạn như AI và blockchain.
Điều này có nghĩa là chỉ các thiết bị nâng cao mới có thể xử lý Web 3.0, gây khó khăn cho bất kỳ cá nhân hoặc doanh nghiệp nào không thể đủ khả năng cho các thiết bị đó.
Tính chất phức tạp của Web 3.0 có khả năng làm chậm mức độ phổ biến của nó ở cấp độ toàn cầu.
Trở thành Web 3.0 developer
Trước khi bắt đầu hành trình trở thành Web 3.0 developer, chúng ta hãy xem xét lại những kỹ năng lập trình cho Web 2.0 mà có thể sử dụng cho việc phát triển Web 3.0 nhé!
- TypeScript.
- JavaScript. Nếu bạn biết sử dụng React.js là một lợi thế. React JS được sử dụng phía frontend trong phần lớn các ứng dụng Web 3.0.
- NextJS là một kỹ năng hữu ích phải có.
- Operating systems và database là những khái niệm khoa học máy tính cơ bản
- kiến thức về elliptical curve cryptography, private keys, các nguyên tắc cơ bản của các hàm hash, asymmetric key cryptography là nền tảng của blockchain.
Tiếp theo, chúng ta sẽ đi đến các kỹ năng cần thiết cho Web 3.0 developer.
Blockchain là một phần của Web 3.0. Cho nên bạn cần phải hiểu được các nguyên tắc của blockchain, cách thức hoạt động của blockchain.
Ngôn ngữ lập trình cho việc phát triển Blockchain
Có hai loại blockchain được sử dụng để xây dựng các ứng dụng.
Solana là một hệ sinh thái blockchain mới, có phí giao dịch thấp hơn. Nó sử dụng ngôn ngữ lập trình Rust để xây dựng các chương trình. Do đó, bạn cần phải học Rust nếu muốn làm các ứng dụng trên Solana.
Để xây dựng các ứng dụng Web 3.0 lớn, Ethereum là blockchain được sử dụng rộng rãi nhất. Solidity là ngôn ngữ lập trình được sử dụng để tạo contract cho các ứng dụng dựa trên Ethereum.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về ngôn ngữ Solidity thông qua bài viết này của 200Lab nhé!
Hiểu về các ví Cryptocurrency
Bước tiếp theo, bạn nên học cách sử dụng và hiểu cách thức hoạt động của ví cryptocurrency. Ví Metamask là ví phổ biến nhất và dễ tìm hiểu cho người mới bắt đầu. Bạn có thể học cách sử dụng ví Metamask này trước!
Tìm hiểu về cách giải mã các giao dịch tài chính
Etherscan cung cấp cho bạn một bức tranh đầy đủ về tất cả các giao dịch blockchain.
Hãy nhận biết và học cách đọc hiểu các giao dịch. Khám phá các lĩnh vực khác nhau và những gì chúng yêu cầu. Các hàm gọi đang được thực hiện là gì? Làm thế nào để xác minh một contract?
Lời kết
Hy vọng bài viết trên cung cấp cho bạn một số thông tin giá trị, những định hướng về Web 3.0 để bạn có thể tự tìm hiểu sâu hơn về công nghệ đầy tiềm năng này.
Có thể bạn muốn đọc
iPhone 12 và iPhone 12 Mini: "Pro" hơn bạn nghĩ
iPhone 12 cuối cùng cũng có mặt sau một khoảng thời gian chờ đợi lâu hơn bình thường. Và đúng như những gì được dự đoán, iPhone năm nay sẽ có 4 phiên bản, Apple thêm một phiên bản mini mới, giá thấp nhất trong cả series iPhone 12. Với nhiều lựa chọn như này, việc mua iPhone 12 sẽ không trở nên quá khó khăn nữa.
Cách đăng ký V30N MobiFone gọi miễn phí cả tháng
Gói cước V30N MobiFone áp dụng cho cả thuê bao trả trước và trả sau, phù hợp với những người có nhu cầu liên lạc thường xuyên trong công việc hay cho người thân khi bạn ở xa. Với gói cước này, các khách hàng có thể thoải mái trò chuyện với chi phí đăng ký gói cước hợp lý và được sử dụng trong vòng 1 tháng. Như vậy bạn không lo về cước phí gọi, hay thời lượng cuộc gọi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn thông tin chi tiết về gói cước V30N MobiFone.
Công việc của ngành công nghệ thông tin
Nếu bạn yêu thích công nghệ thông tin (CNTT) và muốn tìm kiếm một công việc với mức lương cao, bạn có rất nhiều lựa chọn. Danh sách các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Học lập trình BackEnd là gì? Ra làm gì? Lương có cao không?
Học lập trình BackEnd hiện đang là xu hướng khi mọi thứ đều được đẩy lên Website trên Internet. Hệ thống lưu trữ đám mây, trò chơi online, nghe nhạc trực tuyến, v.v. Tất cả những điều này đòi hỏi ngày càng nhiều lập trình viên Backend, chuyên gia về “phần bên trong” của trang web và máy chủ. Vì thế, trong bài viết này, chúng mình sẽ giúp bạn giải đáp câu hỏi Học lập trình BackEnd là gì, ra làm gì, lương có không? Bắt đầu ngay nhé!