Lập trình web liệu có "chết" hay hết thời không?

Câu trả lời là … không, hết thời thế đ*o nào được!

Đấy, nếu là các trang khác họ sẽ viết dài dòng blah blah 1 hồi, rồi mới đi đến kết luận. Còn mình thì mình nói thẳng ngay từ đầu luôn là …. KHÔNG!

Từ 15-20 năm trước đây, trước khi có các dịch vụ như Wix/Shopify ra đời, đã có những CMS rất mạnh như WordPress/Joomla/Drupal. Chỉ cần làm theo hướng dẫn, deploy lên host, người dùng đã có thể tạo 1 trang web mà không cần viết 1 dòng code nào cả.

 

WordPress đã ra đời từ 17 năm về trước 

Các CMS này càng ngày càng mạnh, cộng đồng lớn, đủ thứ plug-in và theme. Muốn làm web bán rau củ quả? Có ngay theme rau sạch. Muốn thêm chức năng hiển thị ảnh, xem 3 vòng của rau? Cài plug-in gallery ảnh là xong, không cần phải code dòng nào.

Cho đến hôm nay, hơn 30% website trên internet vẫn đang chạy bằng WordPress (kể cả cái blog này cũng vậy). Ở Việt Nam, các dịch vụ làm web giá rẻ cũng làm bằng WordPress/Joomla, click vài phát là có ngay web cho doanh nghiệp, theme đẹp, SEO siếc ổn, ngon bổ rẻ.

 

WordPress vẫn chiếm thị phần siêu to khổng lồ trong tổng số trang web

Ấy thế mà mấy chục năm nay mấy ông Web Developer có hết thời đâu? Job vẫn đăng tuyển ầm ầm kìa? Sao lại vậy nhỉ?

Ủa vậy sao mấy ông Web Developer chưa thất nghiệp?

Thật ra, những CMS như WordPress/Joomla và các service như Wix/Shopify khá phù hợp khi làm web cá nhân, web doanh nghiệp, web bán hàng nho nhỏ. Tuy vậy, làm web không chỉ là làm mấy cái đấy, mà còn đủ thứ khác:

  • Web review hàng hoá quán ăn, so sánh giá
  • Web doanh nghiệp: quản lý nhân sự, quản lý kho, quản lý tả phí lù
  • Web mạng xã hội: Facebook, Youtube, ….
  • ….

Những web này không thể dễ dàng build bằng cách kéo, thả, gắn plugin vào, mà phải có 1 team để build từ đầu, code thêm chức năng. Những thứ “ăn sẵn” có thể làm ra sản phẩm nhanh, ngon bổ rẻ, nhưng khi cần tinh chỉnh, sửa đổi cho hợp thì rất cực.

Ví dụ bạn có thể dùng Magento để làm web bán đồ điện tử, nhưng chỉ cần thêm chức năng “lạ” như: cho phép tự build dàn máy, gợi ý build trong tầm giá … là phải cần thuê dev để code ngay.

Một số chức năng lạ như hỗ trợ build dàn máy, gợi ý giá thì … kéo thả tới mùi quít 

Vì thế, đa phần những người làm web như mình là code để build những sản phẩm như vậy, build những thứ không dễ dàng kéo thả là có. Do vậy, mấy ông developer vẫn còn việc dài dài, làm hoài không hết nha!

Ủa vậy hả, còn low-code thì sao? Low-code phổ biến thì dev có thất nghiệp không?
Để Code Dạo nói cho mà nghe. Bản thân loài developer là 1 loài quý hiếm, tìm developer xịn khá khó, giá lại cao, làm 1 thời gian mà chán là bọn nó nhảy ngay, nên build team dev rất mệt và tốn kém.

Do vậy, từ cách đây vài chục năm, mấy lão bên business lẫn engineer đã tìm cách … tự động hoá việc viết code của dev, để đỡ tốn tiền thuê team dev.

Bao nhiêu công nghệ hầm hố, đầu tư bạc triệu ra đời. Công nghệ nào cũng được quảng cáo chỉ cần kéo thả là có phần mềm (Visual FoxPro, Microsoft Access là ví dụ).

Tiếc thay, công nghệ càng phát triển, business lại càng đòi hỏi những tính năng (feature) phức tạp hơn, mà những đồ chơi kéo thả này không đáp ứng được.

Low-Code cũng vậy. Trong tương lai, mình nghĩ low code sẽ trở nên phổ biến. Thay vì “xoá sổ” developer, nó sẽ giúp developer và business tiết kiệm thời gian làm những chức năng “thêm bớt xoá sửa, quản lý” nhàm chán; mà sẽ có thời gian làm những flow khó, những chức năng đem lại giá trị hơn cho người dùng nha.

 

Công nghệ low-code với no-code quá trời, mà cái ngày chúng thay thế được developer vẫn còn xa lắm!

Còn mấy cái dùng AI để tạo code ấy hả? Xin lỗi chứ dân trong ngành nhìn demo chỉ cười cười xong bỏ quá thôi thôi.

Dùng cái đấy làm Proof of Concept, loè newbie hoặc demo cho business thấy tiềm nặng thì được. Chứ nếu áp dụng, làm cái web nho nhỏ thôi mà đợi AI generate ra code chắc cũng tới mút mùa lệ thuỷ rồi!

Nói vậy chứ chờ 5 năm nữa xem mấy thuật toán AI phát triển thế nào rồi mình mới dám phán tiếp nhé!

 

Ai biết được bọn AI sau này bọn nó làm gì???

Tạm kết

Như mình thường hay nói, công việc của lập trình viên không chỉ có code. Công việc của developer làm tìm ra vấn đề, đưa ra giải pháp, giải quyết vấn đề bằng cách viết code.

Giả sử ta có 1 công nghệ hiện đại tới mức … tự viết ra luôn code, thì người dùng công nghệ cũng phải biết code sẽ giải quyết chuyện gì, logic ra sao…. thì mới tạo ra code được (Ủa sao giống lập trình vậy ta? Viết ngôn ngữ bậc cao rồi nó compile ra assembly).

Do vậy, trước khi lo web hết thời, lo làm web developer thất nghiệp; hãy lo học kĩ kiến thức cơ bản, rèn luyện tư duy logic, nắm vững ngôn ngữ lập trình trước đã. Có mấy cái đó thì sau này web hay lập trình có lỗi thời thì anh em ta vẫn sống phây phây, không lo thất nghiệp đâu.

Có thể bạn muốn đọc
Web 3.0 là gì? Làm sao để trở thành Web3 Developer?

Chúng ta đã đi qua 2 cuộc cách mạng thông tin của Web 1.0 và Web 2.0. Tương lai tiếp theo của internet có thể sẽ là sự bùng nổ của kỷ nguyên Web 3.0. Web 3.0 là công nghệ internet mới nhất. Nó tận dụng sức mạnh của machine learning, trí tuệ nhân tạo và blockchain để đạt được sự giao tiếp trên môi trường internet giống với thế giới thực nhất có thể.

8 NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH FRONT END TỐT NHẤT MÀ BẠN NÊN BIẾT

Frontend Development về cơ bản là phát triển frontend của ứng dụng. Nó xác định cách ứng dụng xuất hiện với người dùng. Để tạo ra một giao diện người dùng mạnh mẽ, có tính tương tác và hấp dẫn,

Top 8 website tốt nhất để bạn tìm hiểu và học machine learning

Machine learning là một phương pháp phân tích dữ liệu mà sẽ tự động hóa việc xây dựng mô hình phân tích. Sử dụng các thuật toán lặp để học từ dữ liệu, machine learning cho phép máy tính tìm thấy những thông tin giá trị ẩn sâu mà không được lập trình một cách rõ ràng nơi để tìm.

Games

PixelDefense là một trong những ví dụ đẹp nhất và được thiết kế hoàn hảo nhất về các trò chơi mã nguồn mở HTML5 và JavaScript. Nó dựa trên thể loại trò chơi phòng thủ tháp. Trong trò chơi này, bạn phải đặt các tòa tháp ở những nơi quy định để ngăn lũ quái vật đến xâm nhập quê hương của bạn. Bạn sẽ hài lòng khi biết rằng mã nguồn của trò chơi nổi bật này có sẵn miễn phí để tải xuống từ kho Github.

Front end là gì? 10 kỹ năng trở thành Front End Developer giỏi

Front End là gì? Lập trình viên frontend làm gì? Rất nhiều bạn trẻ bắt đầu với con đường lập trình từ vị trí lập trình viên frontend bởi cơ hội nghề nghiệp cùng mức lương đương đối hấp dẫn. Bài viết sau của TopCV sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan hơn về Front End và lập trình viên front End.

17 kỹ năng cần thiết để trở thành một hacker

Để trở thành một hacker chuyên nghiệp bạn cần có nhiều kiến thức cả về kỹ thuật và công nghệ thông tin.