Công việc của ngành công nghệ thông tin
Nếu bạn yêu thích công nghệ thông tin (CNTT) và muốn tìm kiếm một công việc với mức lương cao, bạn có rất nhiều lựa chọn. Danh sách các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin sau đây sẽ cung cấp cho bạn cái nhìn rõ ràng hơn về cơ hội nghề nghiệp trong lĩnh vực này.
Một số công việc CNTT có mức lương cao yêu cầu ứng viên phải có bằng Cử nhân, Kỹ sư thực hành về CNTT, khoa học máy tính, công nghệ phần mềm,… Một số nhà tuyển dụng quan tâm đến chất lượng công việc của bạn hơn là về trình độ giáo dục chính quy. Nhiều vị trí việc làm CNTT khác nhau như mã hóa hoặc lập trình phần mềm có thể chấp nhận ứng viên có trình độ cao đẳng nếu bạn có kinh nghiệm và hoàn thành nhiều dự án nổi bật.
Việc làm ngành công nghệ thông tin vô cùng đa dạng
I. Những việc làm Công nghệ thông tin HOT
Với ngành công nghệ thông tin có rất nhiều việc làm với nhiều vị trí khác nhau. Các bạn cùng theo dõi chi tiết những việc làm công nghệ thông tin Hot dưới đây để có sự lựa chọn nhanh chóng và phù hợp nhất.
- Chuyên viên kiểm toán nội bộ.
- Thực tập sinh công nghệ thông tin.
- Nhân viên quản trị dự án công nghệ thông tin.
- Nhân viên công nghệ thông tin.
- Kỹ sư công nghệ thông tin.
- Chuyên viên thanh tra.
- Nhân viên IT.
- Kỹ sư hệ thống công nghệ thông tin.
- Giảng viên công nghệ thông tin.
- Trưởng phòng kinh doanh dịch vụ công nghệ thông tin.
- Thư ký-giám đốc khối công nghệ thông tin.
II. Các vị trí việc làm ngành công nghệ thông tin
Dưới đây là danh sách một số vị trí việc làm ngành CNTT phổ biến nhất cũng như mô tả từng chức danh.
1. Chuyên gia mạng máy tính
Các chuyên gia và nhà phân tích mạng máy tính xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì một loạt các mạng và hệ thống truyền thông dữ liệu. Để làm nghề này, bạn phải có bằng cử nhân khoa học máy tính hoặc liên quan. Một số người cũng có bằng thạc sĩ, nghiên cứu hệ thống thông tin. Một số vị trí việc làm cụ thể bao gồm:
- Kiến trúc sư mạng máy tính.
- Chuyên gia phân tích hệ thống máy tính.
- Quản trị viên hệ thống máy tính.
- Chuyên viên phân tích CNTT.
- Điều phối viên CNTT.
- Quản trị mạng.
- Kỹ sư mạng.
2. Nhà phát triển phần mềm/ứng dụng
Các nhà phát triển phần mềm thiết kế, chạy và thử nghiệm các chương trình hoặc ứng dụng khác nhau cho máy tính và thiết bị di động. Để trở thành nhà phát triển phần mềm, bạn cũng cần bằng cử nhân khoa học máy tính, công nghệ thông tin, toán tin, v.v. và đặc biệt yêu cầu kỹ năng lập trình tốt.
Trước đây, các nhà phân tích dự đoán nhu cầu việc làm phát triển phần mềm/ứng dụng trong giai đoạn 2018-2028 sẽ tăng tới 21%. Một số vị trí việc làm bao gồm:
- Nhà phát triển ứng dụng.
- Kỹ sư ứng dụng.
- Lập trình viên.
- Lập trình viên Java.
- Kỹ sư phần mềm.
- Lập trình viên .NET.
- Kiến trúc sư hệ thống.
- Kiến trúc sư phần mềm.
- Chuyên viên phát triển phần mềm.
- Chuyên viên phân tích đảm bảo chất lượng phần mềm.
Nhà phát triển phần mềm, ứng dụng là vị trí hot thu hút giới trẻ hiện nay
3. Nhà phát triển web
Các nhà phát triển web thiết kế, tạo và sửa đổi các website. Họ chịu trách nhiệm duy trì một trang web ổn định, thân thiện với người dùng, cung cấp các chức năng cần thiết cho nhu cầu khách hàng. Một số việc làm sẽ yêu cầu bằng cử nhân, trong khi những công việc khác có thể chấp nhận bằng cấp liên kết, bao gồm các lớp về HTML, JavaScript hoặc SQL. Vị trí cụ thể của việc làm công nghệ thông tin này là:
- Nhà phát triển Front End.
- Quản trị viên website.
- Lập trình viên web.
4. Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính
Nhân viên bảo trì, sửa chữa máy tính cùng với quản trị viên mạng giúp người dùng sắp xếp, bảo trì và sửa chữa máy tính. Bạn sẽ kiểm tra, đánh giá các hệ thống mạng, đảm bảo chúng hoạt động bình thường. Bạn có thể làm công việc này bằng cách học cao đẳng hoặc đại học, có chứng chỉ liên quan, v.v. Các chức danh công việc có thể bao gồm:
- Quản trị viên hỗ trợ khách hàng.
- Kỹ thuật viên.
- Quản trị viên hệ thống CNTT.
- Chuyên viên hỗ trợ kỹ thuật.
5. Quản trị cơ sở dữ liệu
Quản trị cơ sở dữ liệu giúp lưu trữ và sắp xếp dữ liệu của khách hàng hoặc hoạt động kinh doanh của công ty. Làm công việc này, bạn sẽ chịu trách nhiệm bảo vệ dữ liệu khỏi người dùng trái phép, các truy cập và kết nối không an toàn. Bạn có thể làm việc trong nội bộ công ty hoặc cung cấp dịch vụ quản trị cơ sở dữ liệu cho doanh nghiệp có hệ thống cơ sở dữ liệu lớn như các công ty tài chính,… Các công việc bao gồm:
- Quản trị cơ sở dữ liệu.
- Chuyên viên phân tích bảo mật dữ liệu.
6. Chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng
Tỷ lệ các cuộc tấn công mạng đang ngày càng gia tăng. Nguy cơ trộm cắp danh tính dẫn đến nhu cầu bảo mật thông tin và duy trì an ninh mạng tăng lên mỗi ngày, đặc biệt là với trang web thương mại và cổng thông tin chính phủ. Các chuyên gia bảo mật thông tin, chuyên gia an ninh mạng giúp công ty, tổ chức bảo vệ mạng máy tính và hệ thống máy tính.
Bạn sẽ lập kế hoạch và thực hiện một loạt các biện pháp bảo mật, chẳng hạn như cài đặt và sử dụng phần mềm bảo vệ, mô phỏng các cuộc tấn công mạng để kiểm tra hệ thống. Vị trí việc làm công nghệ thông tin này gồm có:
- Kỹ sư bảo mật.
- Kỹ sư an toàn thông tin.
- Chuyên gia bảo mật thông tin.
- Kỹ sư an ninh mạng.
Theo đuổi ngành công nghệ thông tin, cơ hội có được việc làm tốt khá cao
7. Kỹ sư điện toán đám mây
Các kỹ sư điện toán đám mây xác định, thiết kế, xây dựng và duy trì các hệ thống, giải pháp tận dụng hệ thống và cơ sở hạ tầng được quản lý bởi các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây. Chức danh việc làm cụ thể bao gồm:
- Kiến trúc sư điện toán đám mây.
- Chuyên viên tư vấn giải pháp điện toán đám mây.
- Quản lý dự án và sản phẩm điện toán đám mây.
- Quản trị viên hệ thống đám mây.
- Kỹ sư hệ thống điện toán đám mây.
8. Các vị trí việc làm quản lý trong ngành công nghệ thông tin
Nếu có nền tảng và trình độ đào tạo tốt, kinh nghiệm làm việc với các dự án CNTT thành công và kỹ năng quản lý vượt trội, bạn có thể nhắm đến các vị trí quản lý trong lĩnh vực này. Bạn cần biết cách thiết lập và triển khai các chính sách, thực thi dự án đáp ứng mục tiêu CNTT theo đúng thời hạn và ngân sách.
Các vị trí việc làm quản lý trong lĩnh vực CNTT gồm:
- Giám đốc thông tin (CIO).
- Giám đốc công nghệ (CTO).
- Giám đốc công nghệ thông tin.
- Trưởng phòng IT.
III. Cơ hội nghề nghiệp ngành CNTT
Trong nhiều năm liền, công nghệ thông tin liên tục lọt top những nghề nghiệp của tương lai, những nghề nghiệp có lương cao nhất… Điều đó đã phần nào cho thấy sức hấp dẫn của các vị trí việc làm trong lĩnh vực này.
Tại Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, CNTT luôn là ngành hot vì một số lý do: Nhiều cơ hội việc làm, lương cao, dễ xin việc (miễn là trình độ và kỹ năng của bạn đáp ứng được công việc). Những năm gần đây, số lượng sinh viên thi và học các ngành CNTT tăng không ngừng, thậm chí nhiều người quyết định chuyển nghề sang lĩnh vực này.
Theo dự đoán, trong tương lai, CNTT vẫn sẽ đóng vai trò dẫn dắt, ảnh hưởng trực tiếp đến các ngành nghề khác, từ sản xuất đến kinh doanh và cả đời sống xã hội. Dù lựa chọn của bạn là hướng đi nào, vị trí việc làm CNTT nào thì cũng hãy tự tin rằng bạn có rất nhiều triển vọng và không gian để phát triển, miễn là bạn có đam mê, nỗ lực và đủ xuất sắc để cạnh tranh.
IV. Bí quyết chọn việc làm ngành CNTT
Có nhiều vai trò như vậy trong ngành CNTT, vậy đâu là vị trí dành cho bạn? Đáp án phụ thuộc vào chính bạn. Hãy tự hỏi mình xem bản thân yêu thích gì? Có thể làm gì? Hai câu hỏi này liên quan mật thiết với nhau. Khi bạn rất muốn làm gì đó nghĩa là bạn có đam mê, có động lực để không ngừng học hỏi và phấn đấu đạt được, hoàn thành.
Tuy vậy, khả năng của mỗi người không phải vô hạn, có nhiều điều bạn thích nhưng không đủ khả năng thì phải cân nhắc những thứ hợp hơn – trong công việc cũng như vậy. Giả sử, bạn thích lập trình game nhưng không thi được thì vẫn có thể làm chuyển sang làm ở các vai trò như nhân viên IT, kỹ thuật viên.
Dĩ nhiên, nếu việc bạn yêu thích và việc bạn có thể làm được là một thì còn điều gì lý tưởng hơn. Khi đủ năng lực, bạn có thể cân nhắc đến những vai trò được dự đoán sẽ có nhiều nhu cầu tuyển dụng trong tương lai và mức lương “khủng” như kỹ sư phần mềm, kỹ sư AI,… Không phải tất cả mọi người đều có cùng một điều kiện để lựa chọn nhưng với ngành CNTT thì bạn hãy dựa vào mong muốn và khả năng của mình để ra quyết định.
Nếu các bạn đang tìm việc làm nhân viên IT, kỹ sư điện toán đám mây, kỹ sư bảo mật hay tìm việc làm kỹ sư hệ thống… hay bất cứ những vị trí nào liên quan đến ngành IT thì có thể tham khảo thêm danh sách việc làm được cập nhật trên JOBOKO.com. Tại đây có rất nhiều việc làm mới, với đầy đủ những yêu cầu và mức lương cụ thể, giúp bạn đánh giá sơ qua công việc cũng như mức độ phù hợp của bản thân với công việc mà mình có nhu cầu ứng tuyển.
Có thể bạn muốn đọc
Kỹ năng số và cách ứng dụng hiệu quả vào trong công việc
Trong thời đại số hóa ngày nay, kỹ năng số không chỉ còn là lợi thế mà trở thành một yêu cầu cơ bản cho mọi người. Được hiểu đơn giản, Kỹ năng này là khả năng làm việc, tương tác và hiểu biết với các công nghệ số hóa. Từ việc quản lý thông tin cá nhân, tìm kiếm thông tin trên internet, kỹ năng này ngày càng trở nên thiết yếu.
Cách đăng ký V30N MobiFone gọi miễn phí cả tháng
Gói cước V30N MobiFone áp dụng cho cả thuê bao trả trước và trả sau, phù hợp với những người có nhu cầu liên lạc thường xuyên trong công việc hay cho người thân khi bạn ở xa. Với gói cước này, các khách hàng có thể thoải mái trò chuyện với chi phí đăng ký gói cước hợp lý và được sử dụng trong vòng 1 tháng. Như vậy bạn không lo về cước phí gọi, hay thời lượng cuộc gọi. Bài viết dưới đây sẽ giới thiệu tới bạn thông tin chi tiết về gói cước V30N MobiFone.
Web 3.0 là gì? Làm sao để trở thành Web3 Developer?
Chúng ta đã đi qua 2 cuộc cách mạng thông tin của Web 1.0 và Web 2.0. Tương lai tiếp theo của internet có thể sẽ là sự bùng nổ của kỷ nguyên Web 3.0. Web 3.0 là công nghệ internet mới nhất. Nó tận dụng sức mạnh của machine learning, trí tuệ nhân tạo và blockchain để đạt được sự giao tiếp trên môi trường internet giống với thế giới thực nhất có thể.